Sunday, November 29, 2015

BÍ QUYẾT HỌC NGHỀ SỬA CHỮA ĐIỆN TỬ GIA DỤNG

     Nghề nghiệp luôn là một nhu cầu thiết yếu của mỗi cá nhân đặc biệt là đối với nam giới cần có một nghề nghiệp chuyên sâu nào đó nhất định. Nghề sửa chữa điện tử được biết đến là một nghề đầy tiềm năng để phát triển trong bối cảnh kỹ thuật điện phát triển như vũ bão. Vào bất cứ gia đình nào chúng ta đều nhìn thấy các thiết bị điện tử gia dụng như bếp từ, lò vi sóng, Tv, tủ lạnh, máy giặt, ampli, quạt điện....ngoài ra trong cuộc sống công nghiệp còn rất nhiều thiết bị điện tử, tự động hóa khác vì thế nhu cầu sửa chữa các thiết bị điện tử là rất lớn.  Đến với nghề sửa điện tử đòi hỏi người học cần có một chút yêu thích và tính kiên nhẫn là điều bắt buộc phải có.

học nghề sửa chữa điện tử
HỌC NGHỀ SỬA CHỮA ĐIỆN TỬ GIA DỤNG
   1) Hãy kiên nhẫn khi đến với nghề sửa chữa điện tử

         Với kinh nghiệm của cá nhân tôi khi theo đuổi lĩnh vực này được 15 năm  thì tôi nhận thấy rằng sự kiên trì sẽ là yếu tố quyết định để bạn có thể trở thành một chuyên viên kỹ thuật điện tử được hay không. Tôi đã phải bỏ ra rất nhiều đêm dò mạch, vẽ mạch và thí nghiệm trên nhiều thiết bị điện tử mà tôi tiếp xúc. Tôi không nhớ đã sửa biết bao nhiêu thiết bị điện tử nữa vì nó quá nhiều như sửa bếp từ, sửa nồi cơm điện tử, sửa amply, sửa lò vi sóng.... Lúc mới bắt đầu bạn có thể đi từ con số không với những bài học đầu tiên như cách sử dụng đồng hồ vạn năng, đọc giá trị điện trở, tìm hiểu linh kiện bán dẫn...và rồi bạn sẽ quen thuộc khi rèn luyện tính nhẫn lại cho mình. Hãy nhớ rằng cái gì cũng có giá của nó, rồi sẽ có ngày công lao học tập của các bạn cũng sẽ được đền đáp xứng đáng cho những nỗ lực bạn đã bỏ ra.


2) Hãy tạo cho mình tính tò mò, thích khám phá thiết bị máy móc
  
        Học ở đâu không quan trọng bằng việc bạn tự học thế nào. Đó là điều tôi muốn nhấn mạnh với các bạn để việc học nghề sửa điện tử trở lên nhanh hơn. Khi bạn gặp bất cứ thiết bị máy móc nào dù là đơn giản hay phức tạp thì cứ mở nó ra và quan sát. Vẽ lại mạch in và phân tích hoạt động của nó để hiểu sâu hơn. Chỗ nào , phần nào chưa hiểu thì có thể tìm kiếm trên google với rất nhiều sơ đồ mạch điện cho bạn tham khảo, nếu chỗ nào không hiểu thì nhờ bạn bè, sư phụ chỉ dẫn. 
       Trước đây tôi bắt đầu với nghề này là từ những chiếc bàn là, bếp điện, ấm siêu tốc, đèn ngủ, nồi cơm điện ....nói chung là bắt đầu từ những thiết bị rất sơ khai và đơn giản để hiểu dòng điện đi như thế nào, các linh kiện thường gặp trong đời sống thực tế. 

        Dù bạn có thể không hiểu về nguyên lý hoạt động của một thiết bị nhưng chí ít bạn cũng phải quan sát xem cách tháo, lắp các thiết bị, cấu tạo bên trong các thiết bị gồm những chi tiết gì, mua những linh kiện đó ở đâu.

     Vâng, nói đến đây tôi xin nhấn mạnh lại đó là các bạn hãy luôn tò mò trước bất cứ máy móc thiết bị nào và nếu có điều kiện thì tìm cách tháo nó ra và quan sát tìm hiểu!

3) Kiến thức điện tử cơ bản cần nắm vững

     Tôi đã đào tạo rất nhiều nhiều học viên lên biết rằng nhiều bạn trẻ có đam mê, có nhiệt huyết và mong muốn sớm ra nghề nhưng khổ nỗi những cái cơ bản nhất về điện thì họ lại không thèm quan tâm, không chịu học hỏi.  Đó là một lỗ hổng lớn khi đến với nghề này!  Những kến thức điện tử cơ bản nhất bao gồm những định lý cơ bản như dòng điện là gì, điện áp là gì, hiệu điện thế là gì, các định luật cơ bản như định luật ôm, công suất tỏa nhiệt, ..... Những điều trên hoàn toàn là những cái cơ bản để tiến đến phát triển sâu rộng hơn để trở thành một kỹ thuật viên điện tử chuyên nghiệp. Ở đây tôi muốn nói đến sự học nghề để hiểu chứ không phải kiểu chỉ đâu đánh đấy, bảo thay con này con kia rồi làm theo vì như thế là làm mò. 

   Một khi các bạn đã nắm rõ được các đại lượng cơ bản về điện, các định lý cơ bản về điện tử thì các bạn sẽ có một logic nhất định khi phân tích mạch điện, đọc sơ đồ mạch điện. Chắc chắn rằng nếu bạn không có một chút khái niệm về điện áp, dòng điện , hiệu điện thế thì bạn sẽ khó lòng phân tích được nguyên lý hoạt động của một mạch điện trong một thiết bị!

Nếu các bạn còn băn khoăn về những kiến thức thức cơ bản về thực hành điện tử thì có thể tham khảo bài viết này---> Điện  tử cơ bản cho người mới bắt đầu

Tổng kết:  Nghề điện tử là một nghề đòi hỏi kiến thức vật lý phổ thông và tính kiên trì, tò mò khám phá. Hiện nay từ công nghiệp cho đến dân dụng đều sử dụng rất nhiều thiết bị điện tử , tự động hóa lên nhu cầu về nhân lực là rất lớn. Chúng ta không lên bó hẹp nghề này là chỉ phục cụ các thiết bị gia đình vì khi các bạn trở thành chuyên viên kỹ thuật thì bất cứ thiết bị điện tử nào bạn cũng có thể hiểu và khắc phục sự cố cho nó cho dù đó có thể là cả một hệ thống máy móc trong công nghiệp. Chúc các bạn thành công!


WWW.BACHKHOADIENTU.COM 

1 comment :

Có nhận xét mới