Sunday, September 20, 2015

Kiến thức cơ bản của nghề điện tử (Phần 1)

        Chào tất cả các bạn đang có ý định tạo lập một nghề nghiệp cho chính mình. Nghề điện tử là một nghề đòi hỏi phải có kiến thức và tư duy logic lên với những ai mới bắt đầu thường cảm thấy khó khăn không biết bắt đầu từ đâu. Ở các bài viết trước của tôi trong chuyên mục " Học để làm" tôi đã giới thiệu qua cho các bạn những thứ cần chuẩn bị để theo được nghề này, các bạn có thể tham khảo những bài viết đó nếu chưa đọc qua chúng. Tại sao tôi lại viết khá nhiều những bài về sự chuẩn bị những dụng cụ cần có mà chưa đi sâu vào ngay những bài học bởi vì có một sự chuẩn bị tốt thì các bạn sẽ đỡ bỡ ngỡ hơn và vững vàng hơn trước những bài học sau này. Một ngôi nhà có kiên cố, vững chãi thì cái móng phải chắc chắn. Hôm nay tôi viết bài này là bài đầu tiên liên quan đến kiến thức cụ thể về kỹ thuật điện điện tử. Ở đây là những cái gốc, cái nền tàng của một kỹ thuật viên điện , điện tử. Tôi đã từng học qua đại học, và cả qua học nghề lên tôi cũng biết rằng những gì cần chú trọng đến nghề này, nhiều khi những kiến thức ở đại học lại chính là bức tường cản đường đến với nghề này. Ở website này tôi chỉ viết những nội dung tôi đúc kết lại từ kinh nghiệm sửa máy móc của tôi lên tôi không quá đi sâu vào lý thuyết trừu tượng. Tôi viết những nội dung này là dành cho những người mới bắt đầu, những sinh viên không có điều kiện học thực tế còn những bạn nào đã biết rồi thì các bạn có thể đọc những bài viết khác của tôi nhưng chuyên sâu hơn về một thiết bị nào đó.  Nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu những kiến thức cơ bản của nghề này:


1) Nguồn điện 

        Đây là một khái niệm, một bộ phận quan trọng nhất đối với người thợ điện tử. Chúng ta có thể hình dung ra thế này, chúng ta muốn làm việc được thì cần phải ăn, xe máy  muốn chạy thì cần đổ xăng và mọi thiết bị điện muốn hoạt động được thì cần phải cung cấp nguồn điện cho nó. Nguồn điện là gi? Nó là một bộ phận cung cấp năng lượng điện cho các thiết bị điện tử hoạt động. Có hai loại nguồn điện theo đặc tính đó nguồn điện xoay chiều và nguồn điện một chiều. Nguồn điện xoay chiều thường thấy nhất đó  là nguồn điện lưới chúng ta đang dùng và những máy phát điện xoay chiều được bán trên ngoài thị trường. Nguồn điện một chiều thường thấy nhất đó là ăc quy và pin. Ngoài ra ở bên trong các máy móc điện tử còn có những nguồn điện có chức năng biến đổi điện áp từ điện áp lưới ra điện áp một chiều giống như điện áp của pin và ắc quy. Các bạn có thể thấy những bộ nguồn phổ biến ấy như là bộ sạc ắc quy, bộ nguồn của laptop, cục sạc điện thoại... Trong các thiết bị điện tử thì bộ nguồn có nhiệm vụ biến đổi điện áp xoay chiều (điện lưới ở ổ điện) thành nhiều cấp điện áp một chiều cho các mạch điện hoạt động. Một cách chắc chắn rằng khi một bộ nguồn của một máy móc nào đó bị hỏng thì chiếc máy đó cũng sẽ không hoạt động được. Vì thế khi các bạn nắm chắc về các loại nguồn điện, mạch nguồn, ic nguồn thì coi như là các bạn sắp trở thành thợ điện tử rồi. Tôi sẽ nói rõ hơn và chi tiết hơn về các loại nguồn điện , các mạch điện biến đổi nguồn cũng như hướng dẫn các bạn thiết kế, sửa chữa một bộ nguồn ở những bài viết sau. Tôi đã sửa rất nhiều thiết bị điện từ chiếc ấm siêu tốc, bếp từ, lò vi sóng, nồi cơm điện tử đến hệ thống amply hiện đại lên biết rằng có hằng trăm kiểu nguồn ở mỗi thiết bị vì  thế bài viết này không thể nói rõ hết được.

MỘT BO NUỒN XUNG

Biến áp nguồn
     Khi nói đến nguồn điện với bất cứ bộ nguồn nào thì các bạn cần phải nắm được các thông số kỹ thuật quan trọng của nó đó là:
- Kiểu nguồn ( nguồn tuyến tính, nguồn xung, nguồn ghim bằng tụ và điode..)
- Điện áp đầu vào (AC input hoặc DC input)  và điện áp đầu ra ( AC output hoặc DC output)
- Dòng tải tối đa mà bộ nguồn có thể cung cấp được cho các thiết bị tiêu thụ.

 2) Điện trở 

        Điện trở là một linh kiện phổ biến nhất trong các thiết bị điện tử. Trên các bản mạch điện tử và các sơ đồ thì điện trở được ký hiệu là R và nó có một giá trị đặc trưng cho mức cản trở dòng điện của nó được gọi là Ohm (ôm). Ở các lớp học vật lý phổ thông thì chúng ta chỉ biết rằng nó có tác dụng hạn chế dòng điện trong một mạch điện. Tuy nhiên không chỉ có thế điện trở nó còn làm được nhiều hơn nữa khi kết hợp với ic, tụ điện , cuộn cảm  và linh kiện bán dẫn. Những kiến thức về thiết kế đó tôi sẽ viết ở trong những bài viết sau, ở đây tôi chỉ muốn nói những thứ cần quan tâm để có thể sửa được thiết bị điện tử mà không cần quá nhiều lý thuyết mạch.
a) Hình dạng thực tế 
       Trước khi đi vào tìm hiểu nó thì hãy xem điện trở có hình dạng thế nào đã:

HÌNH DẠNG ĐIỆN TRỞ TRONG THỰC TẾ

 
CÁC BIẾN THỂ CỦA ĐIỆN TRỞ

 Đấy, khi các bạn mở bất cứ thiết bị điện nào ra mà thấy linh kiện nào có hình dạng như trên thì chính nó là những linh kiện thuộc họ điện trở đấy. Chú ý là thông thường thì các điện trở trên bảng mạch đều được sơn các vòng màu xanh, đỏ, tím, vàng.... trông rất sặc sỡ.

b) Cách đọc trị số điện trở 

     Có hai cách  đọc giá trị điện trở đó là đọc trị số trực tiếp ghi trên thân điện trở và đọc theo vòng màu trên thân điện trở. Cách đọc trực tiếp thì không cần phải nói nữa vì nó ghi rõ trên thân điện trở rồi, còn cách đọc theo vòng màu thì như hình dưới đây. 
CÁCH ĐỌC TRỊ SỐ ĐIỆN TRỞ
      Thông thường các điện trở được sơn 4 vòng màu ngang thân với 3 vòng đầu để đọc trị số và vòng thứ tư thì là sai số lên không cần để ý lắm trong sửa chữa. Với 3 vòng màu đầu tiên và căn cứ vào bảng trên là ta đọc được trị số của điện trở. Ví dụ một điện trở có các vòng màu nâu, đen, đỏ thì đối chiếu với bảng trên nâu=1, đen=0, đỏ=2 thì điện trợ có giá trị là 10x10^2 =1000 Ôm = 1ki lô Ôm.

c) Cách mắc và sử dụng điện trở

     Trong sửa chữa nhiều khi không tìm được những điện trở có giá trị như mong muốn, chúng ta phải biết cách kết hợp các điện trở đã có với nhau để đạt được giá trị điện trở phù hợp. Có hai cách kết hợp các điện trở đó là mắc song song và mắc nối tiếp, công thức tính giá trị điện trở được cho ở hình dưới đây

CÁCH MẮC ĐIỆN TRỞ

d) Các chú ý quan trọng cần lưu ý trong sửa chữa

       Ở trường học và các sách lý thuyết chỉ quan tâm đến giá trị của điện trở để tính toán trên mạch điện. Trong sửa chữa thì ngoài giá trị điện trở ra còn phải lưu ý đến sức chịu nóng của điện trở nữa hay còn gọi là công suất chịu đựng . Chúng ta biết rằng khi hoạt động trong mạch điện thì trong điện trở sẽ có dòng điện chạy qua. Dòng điện này sẽ làm điện trở nóng lên với công suất tiêu thụ của điện trở là P=Rx I^2. Với mỗi điện trở được sản xuất ra thì sẽ cho phép hoạt động ở một dòng điện nhất định nếu quá giới hạn này thì điện trở sẽ nóng rực lên và cháy thành than. Điện trở có kích thước càng lớn thì nó cho phép dòng điện qua nó càng lớn.  Vậy lên trước khí thay thế một điện trở thì hãy xem dòng điện qua điện trở là bao nhiêu để tìm được điện trở có công suất phù hợp.

     Vậy là chúng ta đã biết hai thứ quan trọng đối với nghề điện tử là nguồn điện và điện trở . Còn vài linh kiện quan trọng nữa nhưng tôi sẽ viết ở phần 2 vì bài viết này đã đủ dài. Trên website này tôi chỉ viết những cái giúp các bạn mới bắt đầu học có thể tự sửa được một thiết bị nào đó để phục vụ cuộc sống đời thường,  còn những bạn muốn thiết kế mạch và tính toán mạch điện thì hãy liên hệ trực tiếp với tôi hoặc để lại nhận xét dưới bài viết này.Nếu bạn cảm thấy có ích thì hãy để lại nhận xét hoặc chia sẻ cho cộng đồng để chúng tôi cố gắng viết những nội dung tốt hơn nữa. Chúc các bạn làm chủ được kỹ thuật điện tử. 
Các bài viết khác về sửa chữa thiết bị điện tử gia dụng các bạn có thể tham khảo dưới đây!

--> -  SỬA CHỮA AMPLY, THIẾT BỊ ÂM THANH CHUYÊN NGHIỆP

-->- SỬA BẾP TỪ NỘI ĐỊA, NHẬT , ĐỨC , ITALIA, 

-->- SỬA NỒI CƠM ĐIỆN TỬ , NỒI CƠM CAO TẦN TIGER, CUCKOO, ZOJIRUSHI, CUCHEN, LIHOM, TOSHIBA, SANYO, PANASONIC, NATIONAL, 
 

-->- SỦA QUẠT ĐIỆN PHUN SƯƠNG, QUẠT TRẦN, QUẠT THÁP, QUẠT BÀN, QUẠT THÔNG GIÓ, QUẠT TREO TƯỜNG, QUẠT NHẬT, QUẠT BALAN, QUẠT HÀ LAN

-->- SỬA LÒ VI SÓNG ĐIỆN CƠ, LÒ VI SÓNG CAO TẦN INVETOR

-->- SỬA ỔN ÁP LIOA, ROBOT, STANDA, SUTUDO
-->- SỬA MÁY XAY SINH TỐ
-->- SỬA MÁY HÚT BỤI
-->- SỬA MÁY HÚT MÙI
-->- SỬA Ô TÔ ĐIỆN TRẺ EM, CÁC LOẠI ĐỒ CHƠI
-->- TẤT CẢ CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ GIA DỤNG KHÁC

-->- SỬA MÁY PHA CÀ PHÊ

-->- SỬA LOA VI TÍNH, LOA THÙNG , LOA KARAOKE  



                      ĐIỆN TỬ NVT - HỌC NGHỀ ĐIỆN TỬ KHÔNG KHÓ

4 comments :

  1. Cảm ơn những chia sẻ của anh!

    ReplyDelete
  2. Hay quá,rất hữu ích. Khi chưa đọc bài viết của anh, tôi chỉ biết điện sơ sơ nên sợ tử. Hôm nay đọc bài viết này tôi mãn nguyện vô cùng và cũng muốn bám sát kỹ để sữa được vài đồ gia dụng trong nhà có được không anh.
    Anh có bài viết "Cách sử đụng đồng hồ đo" để biết hỏng chỗ nào không vậy, mong anh chỉ dẫn. Cảm ơn anh rất nhiều. Muốn làm đệ tử anh đc không vậy ?
    Email: ndquocdn@gmail.com

    ReplyDelete
  3. Bài viết rất hữu ích

    ReplyDelete

Có nhận xét mới