Saturday, September 1, 2018

Giới thiệu về Ic chuyển đổi tương tự số ADC 0804.

Trong kĩ thuật điện tử thì việc chuyển đổi các dạng tín hiệu rất là quan trọng .Trong nhiều trường hợp chúng ta phải chuyển đổi từ dạng tín hiệu tương tự sang tín hiệu tín hiệu số  và ngược lại .Vậy nó chuyển đổi như nào và Ic thực tế ra sao ,hôm nay bachkhoadientu.com chúng tôi xin giới thiệu 1 loại Ic dùng rất phổ biến trong thực tế đó là ADC 0804 - Ic chuyển đổi tương tự sang số ,Vậy nó có cấu tạo chân như nào và nguyên lí hoạt động ra sao,các bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nó nhé .

Ta có thể hiểu đơn giản bô  chuyển đổi tương tự số ADC(Anaolog to  Digital Converter) thực hiện 3 bước đó theo thứ tự là tín hiệu vào là tương tự sau đó qua bước lấy mẫu ,lượng tử hóa ,mã hóa thì sẽ cho ra được tín hiệu số.Việc xử lý 3 quá trình trên rất phức tạp yêu cầu độ chính xác rất cao nên mạch điện yêu cầu điện dung,điện cảm lắp ráp phải cực bé,tốc độ làm việc lớn nên mạch không thể thực hiện bằng cách lắp mạch lắp bằng linh kiện dời nên các nhà sản xuất linh kiện đã đóng gói mạch điện thực hiện 3 quá trình trên vào 1 vỏ gọi là chip ADC .Các chip này được sử dụng rất rộng rãi trong mạch điện tử.Trên thị trường hiện nay phổ biến là ADC 0804 ,ADC 0809, ADC 0804 và bài viết này sẽ giới thiệu cơ bản về ADC 0804

Cấu hình Chíp ADC 0804





Chức năng của từng chân .

Chân 1 (chân CS : Chip Seclect) : là chân chọn chíp tích cực ở mức thấp nghĩa là muốn chân này làm việc thì ta phải nối mass còn không làm việc thì ta nối lên V+.

Chân 2 (chân RD : Read Data) : Đây là chân cho phép đọc dữ liệu ra  tích cực ở mức thấp nghĩa là tín hiệu tương tự ở đầu vào Vin (+) và Vin(-) sau khi được chuyển đổi thành tín hiệu số nó sẽ được lưu ở trong thanh ghi chọn chíp chưa được phép xuất ra chân DBđến DB7 và chỉ khi nào điện áp từ chân 2 từ mức cao xuống mức thấp thì dữ liệu mới được xuất ra chân 11 đến chân 18 để ta lấy đi .

Chân 3 (chân WR : Write Data) :là chân ghi dư liệu,là chân cho phép thực hiện chuyển đổi,chân này cũng tích cực ở mức thấp nghĩa là khi chân này ở mức cao kéo xuống mức thấp thì tín hiệu vào Vin mới được phép chuyển đổi thành tín hiệu số.Chú ý khi đang thực hiện chuyển đổi,tín hiệu ở đầu ra DBđến DB7 vẫn chốt ở thời điểm trước đó

Chân 4,9 ( chân CLK IN và CLK R ) : là các chân của mạch dao động tạo xung clock.Với con chíp này chúng ta có thể sử dụng xung clock từ ngoài đưa vào dựa vào Ic timer 555 vào chân 4,khi đó chân 9 nối mass.Nhưng để tiện cho người sử dụng ,nhà sản xuất đã lắp trong chíp 1 bộ dao động và 2 chân CLK IN và CLK R sẽ nối tụ điện và điện trở bên ngoài.Đây chính là mạch thời hằng của mạch dao động và nó quyết định tần số .


Chân 5 ( chân INTR : Interrupt) : Chân ngắt cũng tích cực ở mức thấp .Chân này cũng là 1 trong các chân ra của chip,nó báo cho ta biết quá trình chuyển đổi đã kết thúc hay chưa ,bình thường chân này ở mức cao và khi quá trình chuyển đổi kết thúc thì chân này xuống mức thấp để báo cho ta biết là nó đã chuyển đổi xong còn nó vẫn ở mức cao tức là quá trình vẫn chưa xong .

Chân 6,7 (chân Vin) : là các chân vào của tín hiệu tương tự

Chân 8,10 ( chân AGND ,DGND ) là các chân mass của tín hiệu tương tự và tín hiệu số : AGND (Analog GND),DGND(Digital GND)

Chân 9 (chân VREF/2) là chân cấp điện áp tham chiếu nếu điện áp chuyển đổi đưa vào đầu vào Vin từ 0V đến 5V thì chân này sẽ có điện áp là 2.5V. Chú ý nếu điện áp đưa vào đầu vào chuyển đổi Vin từ 0 đến 5V thì chân này có thể bỏ hở vì nguồn cấp cho Ic là 5V khi đó chân này sẽ hiểu có điện áp là 2.5V.

Chân 18,17,16,15,14,13,12,11 (chân DB0 đến DB7) là các chân ra ở dạng số .

Chân 20 (V+) là chân cấp nguồn cho Ic .Bất kìa một Ic nào muốn hoạt động thì ta phải cấp nguồn nuôi cho nó và Ic DAC 0804 cũng vậy .và nó được cấp nguồn là 5V.

Theo cấu trúc và nguyên lí hoạt động của chíp này mà ta nghiên cứu ở trên và các chip ADC nó chúng thì để sử dụng Ic này cách tốt nhất là kết hợp nó với các Ic vi xử lý và lập trinh để xử dụng nó ví dụ như 8051.



Ứng dụng của 0804 

 Ví dụ Mạch giao tiếp cảm biến .


Qua bài giới thiệu về Ic ADC  0804 tôi hy vọng bạn thích về nó và học được điều gì đó mới mẻ. Hãy hỏi bất cứ câu hỏi nào trong phần bình luận .

Tác giả : Ngô Văn Lộc

No comments :

Post a Comment

Có nhận xét mới