Saturday, August 18, 2018

Ic 7473-Ic Trigger JK hoạt động như thế nào

Chắc hẳn những ai học kĩ thuật  điện tử đều đã từng nghe qua cụm từ Trigger hay các Flip Flop .Nó cũng như các cổng logic cơ bản được dùng rất nhiều trong kĩ thuật số .Nếu như các cổng logic được sử dụng phổ biết trong mạch tổ hợp ví dụ mạch Mux ,Demux,... thì các Trigơ được sử dụng rất nhiều trong mạch dãy hay còn gọi là mạch tuần tự .Vậy Ic trong thực tế nó có cấu tạo như nào ,nguyên lí hoạt động của nó ra sao hôm nay bachkhoadientu.com chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn 1 Ic Trigger rất hay dùng trong Ithực tế đó là Ic Trigger 7473 .




Trước tiên ta sẽ tìm hiểu khái niệm cơ bản về mạch trigger .Mạch Trigger là một mạch số có hai trạng thái ổn định bền vững là 0 và 1,tại một thời điểm bất kì nó sẽ ở trạng thái 0 và 1 .Khi có tín hiệu thay đổi trạng thái chúng sẽ lật trạng thái.Như vậy mạch Trigger sẽ có 2 cửa ra là 0 và 1,khi bị kích thích nó sẽ lật lại (1 chuyển thành 0 và 0 chuyển thành 1).Chính vì vậy nó có tên là mạch bập bênh (Flip-Flop).Trong kĩ thuật số FF(Flip Flop) được coi là phần tử nhớ cơ bản để lưu trữ dữ liệu ,nó có thể nhận dữ liệu,xuất dữ liệu .
Có 4 loại mạch Trigger số hiện nay đó là : Trigger RS,Trigger JK,Trigger T và Trigger D.Trong đó thì sử dụng nhiều nhất và phổ biển nhất có 2 loại là Trigger JK và Trigger D ,còn Trigger còn lại rất ít sử dụng vì chúng có thể biến đổi từ các Trigger JK và Trigger D. Vậy 2 Trigger phổ biến hay dùng trong thực tế là gì thì hôm nay bachkhoadientu.com chúng tôi xin giới thiệu với mọi người Ic 7473(Trigger JK )  còn Trigger D sẽ nói ở phần sau .

Sơ đồ cấu tạo chân Ic 7473

Hình 1
Trong ic này nhà sản xuất linh kiện đóng gói 2 mạch Triggơ bên trong để tiện cho người sử dụng .
Chức năng của các chân trong Ic 7473

Chân 4 (chân Vcc ) đây là chân  cấp nguồn Vcc (5V)  để cho Ic hoạt động nếu lớn quá Ic có thể bị chết và nhỏ quá Ic sẽ không làm việc.

Chân 11(chân GND) là chân  nối Mass để tạo dòng điện nếu chân này không nối mass hoặc để hở thì Ic sẽ không làm việc và khi đó dẫn tới mạch sẽ không hoạt động

Chân 3,14,7,10(chân K1,J1,J2,K2) là các chân tín hiệu vào Ic  ,Các chân này sẽ luôn thay đổi trạng thái và khi kết hợp với xung clock nó sẽ cho ra ngõ Q theo ý muốn của người thiết kế.

Chân 1,5(chân CLK)  là chân xung clock của Trigger , ở đây nó sẽ tích cực ở sườn xuống của xung nghĩa là nó sẽ làm việc trong khoảng thời gian xung từ mức cao chuyển xuống mức thấp ,còn khi ta cấp mức cap hoặc mức thấp thì nó sẽ không làm việc.

Chân 2,6(chân CLR)  là chân Clear có nhiệm vụ xoa trạng thái về 0 ở đây nó tích cực ở mức thấp nếu ta nối nó xuống mass thì nó sẽ hoạt động còn nếu nối lên mức cao nó sẽ không hoạt động .

Chân 12,9(chân Q1,Q2)  là chân ra ở trạng thái bình thường của Trigger JK

Chân 13,8 (chân đảo )  chân ra ở trạng tháo đảo với chân 12,9 .

Muốn biết Ic 7443 này  hoạt động như nào thì ta sẽ dựa vào bảng chức năng của chúng trong phần datashet
Bảng chức năng 
Hình 2
L ở đây viết tắt của Low nghĩa là mức logic thấp
H là High là mức Logic cao
X là trạng thái tùy ý có thể ở mức cao hoặc mức thấp
Q0 là giữ nguyên trạng thái
Toggle là lật trạng thái
Để có thể hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của Ic này sau đây tôi sẽ mô phỏng mạch điện cho các bạn xem




Hình 3
Dựa vào bảng hoạt động của hình 3  nếu CLR(Clear) ở mức thấp K4 đóng  và xung Ck(Clock),J,K  tùy ý giả sử tôi chọn mức cao thì khi đó D1 ở mức thấp  sẽ không sáng và D2 ở mức cao sẽ sáng như hình 3


Hình 4.
Khi CLR ở mức cao và Ck tích cực ở sườn xuống của xung (ở đây ta sẽ tạo sườn xuống của xung bằng cách đóng công tắc xong lập tức nhấc lên khi đó nó đang ở mức cao sẽ xuống mức thấp và sẽ xuất hiện sườn xuống của xung và khi J,K ở mức thấp ( công tắc K2,K1 nối mass) thì nó vẫn giữ nguyên trạng thái là D1 k sáng và D2 sẽ sáng (hình 5)


Hình 5  
Tiếp tục nếu CLR vẫn ở mức cao và CLR vẫn tích cực ở sườn xuống và khi J cao (K1 hở) và K thấp (K1 đóng) thì D1 sẽ sáng và D2 sẽ tắt như hình 6


Hình 6 
Tiếp tục nếu CLR vẫn ở mức cao và CLR vẫn tích cực ở sườn xuống và K ở mức cao (K2 hở ) và J ở mức thấp (K1 đóng ) thì D1 sẽ tắt và D2 sẽ sáng như hình 7 


Hình 7.
Và cuối cùng khi CLR ở mức cao và CLK tích cực ở sườn xuống trong khi đó J và K đểu ở mức cao (K1,K2 hở ) thì khi đó Q với Q đảo sẽ rơi vào tình trạng lật trạng thái (Toggle) nghĩa là nếu có xung CLK kích vào thì 2 led này sẽ nhấp nhay thay phiền nhau ở đây tôi dùng công tắc để tạo xung nên giả sử ban đầu D1 sáng D2 tắt(Hình 8)  ta đóng công tắc K3 xuống xong lại bật lên khi đó D1 sẽ tắt và D2 sẽ sáng (Hình 9) và cứ tiếp tục nhấn như vậy 2 đèn sẽ luân phiên nhau sáng nên trạng thái này gọi là lật trạng thái .


Hình 9

Hình 10.
Vậy là tôi đã mô phỏng nguyên lí hoạt động của Trigger JK ,các bạn có thể dựa vào sơ đồ trên để mô phỏng trong proteus để hiểu sâu hơn hoặc các bạn có thể lắp mạch thực tế để thử vì chúng tôi đã lắp và kiểm chứng đúng với nguyên lý hoạt động của hình 2.Đây đồng thời cũng là cách kiểm tra Ic 7473 trong thực tế để biết sống hay chết nếu bạn test mà nó hoạt động đúng như bảng chức năng thì là nó còn sống còn nếu nó không hoạt động như bảng vậy thì nó đã chết rồi nhé ^^ .
  Qua bài viết trên tôi hi vong các bạn đã có thể hiểu rõ hơn về Ic Trigger JK 7473 và có thể sử dụng nó thành thạo trong quá trình sửa chữa và thiết kế điện tử của mình .Nếu thấy bài viết của mình hay thì các bạn hay bình luận hoặc chia sẻ để tiếp sức cho bachkhoadientu có động lực để chia sẻ kiến thức điện tử đến với cộng đồng kĩ thuật nhiều hơn nữa .

Tác giả : Ngô Văn Lộc .

No comments :

Post a Comment

Có nhận xét mới