Friday, December 4, 2015

CẤU TẠO CHUNG CHO MỌI THIẾT BỊ MÁY MÓC ĐIỆN TỬ

       Việc học sửa chữa điện tử đòi hỏi người học phải có tư duy logic và có tư duy hệ thống nhằm nhanh chóng nắm vững những kiến thức kỹ thuật của một thiết bị điện tử nào đó. Với kinh nghiệm của cá nhân tôi thì khi các bạn nắm rõ được cấu tạo chung của bất cứ một chiếc máy nào thì việc đi sâu vào chi tiết sẽ đơn giản hơn rất nhiều.  Chúng ta chưa cần biết thiết bị điện đó có cấu tạo cụ thể như thế nào, ở đây tôi sẽ nói những cấu tạo chung nhất mà các bạn có thể áp dụng cho mọi thiết bị điện mà các bạn gặp phải. Việc nắm bắt một sơ đồ khối tổng quát tuy đơn giản nhưng sẽ vô cùng hữu ích cho người kỹ thuật viên để có tư duy khoanh vùng hỏng hóc nhằm xác định sự cố một cách nhanh nhất.

 
      Thú thực khi tôi mới vào lĩnh vực này thì tôi không khác gì một con cá giữa biển khơi chìm ngập trong thông tin và dữ liệu kỹ thuật. Điều đó khiến tôi nghĩ nản vì không biết bao giờ mới có khả năng lĩnh hội hết kiến thức của biết bao nhiêu loại máy. Nhưng khi tôi đã nắm vững kiến thức cơ bản của nghề điện tử thì  mở một cái máy bất kỳ tôi đều có thể phân tích cũng như tìm được ra phương hướng giải quyết nếu chiếc máy đó bị lỗi. Và các bạn thấy đấy, trên website này, với tên gọi www.bachkhoadientu.com nhằm thể hiện là tôi cung cấp dịch vụ sửa chữa cũng như thiết kế cho rất nhiều thiết bị máy móc điện tử. Vậy tôi có phải giành quá nhiều thời gian để học từng loại máy đó không?  Hề hề, nếu học theo kiểu học từng loại máy một  thì tôi tin các bạn phải mất cả chục năm để sửa chữa đa dạng như vậy.  Để xem cách học của tôi như thế nào thì trước hết chúng ta hãy xem qua công dụng của một thiết bị, máy móc điện tử như thế nào đã.

Công dụng của các thiết bị, máy móc điện tử!

    Thông thường các máy móc điện tử được chế tạo ra nhằm cung cấp một công dụng nào đó cho con người. Con người chúng ta cần những công dụng chính như sau:

- Âm thanh: Tạo ra cảnh báo hay là để thưởng thức âm nhạc ... thường thấy ở ampli, máy báo chống trộm...
- Hình ảnh: Nhằm đáp ứng nhu cầu quảng cáo, xem phim .. thường thấy ở TV,  biển quảng cáo, đầu DVD
- Nhiệt độ: Tạo một nhiệt độ thích hợp để thực hiện một công việc nào đó như sấy, đun, nung, làm đá.. thường thấy ở các thiết bị như lò nướng, ấm siêu tốc, nồi cơm điện, tủ lạnh, ...
- Ánh sáng: Cung cấp ánh sáng như đèn, hoặc tạo ánh sáng nhân tạo cho cây cối, thường thấy ở máy chiếu phim, chụp ảnh, đèn điện, máy nội soi....
- Động lực: Tạo ra các chuyển động mài, cắt, quay, nén, lăn..thường thấy như máy mài, máy xay, ô tô điện, băng tải, máy dập...
- Truyền dẫn thông tin: Nhằm truyền tải thông tin cho con người ... thường thấy như internet, cáp quang, các model kỹ thuật số, các bộ chuyển đổi tín hiệu

      Nói tóm lại bất kỳ thiết bị điện từ nào cũng có những công dụng của một hoặc nhiều các yếu tố trên. Vậy là chúng ta đã biết rằng hầu hết các thiết bị điện tử nó đều na ná giống nhau và chỉ khác ở một số phàn nào đấy mà thôi. 


Sơ đồ tổng quát cho mọi máy móc, thiết bị điện tử

Từ những điều tôi nói ở trên tôi sẽ tóm gọn lại cấu tạo chung cho mọi thiết bị điện, điện tử như sơ đồ dưới đây
sơ đồ khối tổng quát cho thiết bị điện tử
SƠ ĐỒ KHỐI TỔNG QUÁT CHO MỌI THIẾT BỊ ĐIỆN, ĐIỆN TỬ



     Như sơ đồ trên chúng ta thấy rằng tất cả các mạch bên trong một thiết bị điện tử đều cần phải có nguồn nuôi cung cấp. Các bài viết trước đây tôi đã nói rất nhiều về nguồn  các bạn có thể đọc thêm hai bài viết này:
- Nguồn tuyến tính cơ bản
- Nguồn xung là gì, cấu tạo của nguồn xung
    
      Nếu  một thiết bị điện mà hỏng mạch nguồn thì chắc chắn nó sẽ không hoạt động và tê liệt hoàn toàn. Vì thế các bạn cần phải nắm vững về mạch nguồn nếu như muốn trở thành một kỹ thuật viên điện tử.
    
      Phần quan trọng thứ hai đó chính là mạch điều khiển trong máy: Nó có thể tổ hợp mạch tương tự, mạch điện tử số hoặc xử dụng một bộ vi xử lý chuyên dụng để nhận lệnh từ người dùng nhàm tạo ra lệnh điều khiển đến khối mạch động lực cấp điện cho dây mai xo sinh nhiệt, cấp điện cho bóng đèn tạo ánh sáng, cấp điện cho động cơ để tạo ra chuyển động. Về phần vi xử lý tôi sẽ nói rõ hơn ở các bài viết sau. Các bạn có thể hiểu nó như bộ não chỉ huy tất cả những hoạt động của một cỗ máy
     Mạch động lực hay còn gọi là mạch điện tử công suất sẽ bao gồm những linh kiện có kích thước lớn, đường mạch in rộng và dày. Các lệnh tính toán từ vi xử lý không thể trực tiếp cấp điện cho các tải tiêu thụ do đó nó cần mạch công suất để điều khiển các tải này. Về mạch điện tử công suất thì các bạn có thể tham khảo bài viết này của tôi:
- Những chuyển mạch điện tử bán dẫn thông dụng 
    
    Các khối như âm thanh, hình ảnh, nhiệt độ, ánh sáng , động lực thực ra chính là các tải tiêu thụ điện cuối cùng. Với âm thanh được tạo ra từ loa, hình ảnh được tạo ra nhờ màn hình, nhiệt độ được tạo ra từ dây đốt nóng mai xo, ánh sáng được tạo ra từ bóng đèn, động lực được tạo ra nhờ các động cơ quay. 

Tổng kết: Với bất cứ thiết bị điện tử nào bạn mở ra nó sẽ có sơ đồ khối tổng quát như trên. Cái bạn cần học chính là hiểu thật kỹ về nguồn điện, về bộ vi xử lý và mạch điện tử công suất mà thôi.  Chúc các bạn chinh phục được thật nhiều máy móc và chia sẻ với tôi những niềm vui bạn có. Nếu có thể hãy mời tôi một cốc cà phê và chúng ta cùng trò chuyện về điện máy giữa đất Hà Nội này. Thân ái!

ĐIỆN TỬ CÔNG NGHỆ CAO NVT - WWW.BACHKHOADIENTU.COM

No comments :

Post a Comment

Có nhận xét mới