Thursday, November 30, 2017

Các loại linh kiện điện tử có trong mạch điện

Việc đầu tiên khi làm quen với điện, điện tử là chúng ta cần có cái nhìn tổng quát nhất về các linh kiện điện tử cơ bản. Bởi các linh kiện điện tử là yếu tố cấu thành lên thiết bị điện tử, là các phần tử rời rạc cơ bản có những tính năng cụ thể được dùng cho ghép nối thành mạch điện hay thiết bị điện tử.

Linh kiện điện tử có thể phân loại theo rất nhiều tiêu chí khác nhau. Song với mục đích chính là để phục vụ cho phân tích mạch và hỗ trợ cho khả năng mô hình hoá thành mạch tương đương để giúp tính toán được các tham số mà mạch điện thiết kế ra có thể đạt được, thì sự phân loại theo tác động tới tín hiệu điện được cho là cách phân loại hợp lý nhất.
Trong cách phân loại này có thể bỏ qua tác động đến dòng nguồn nuôi DC nếu không có sự cần thiết phải ghi chú, ví dụ như công suất lớn, toả nhiệt hay gây nhiễu.
Linh kiện điện tử gồm có:
1 - Linh kiện chủ động là loại linh kiện tác động phi tuyến lên nguồn nuôi AC/DC để tạo ra nguồn tín hiệu mới, trong một mạch tương đương thì biểu diễn bằng một máy phát tín hiệu như là diode hay transistor, ...
2 - Linh kiện bị động là loại linh kiện không cấp nguồn vào mạch, có quan hệ tuyến tính với điện áp, tần số, dòng, như điện trở, cuộn cảm, tụ điện, biến áp, ...
3 - Linh kiện điện cơ là loại linh kiện tác động điện liên kết với cơ học, như rơle, thạch anh, công tắc, …
Cụ thể:
1.   Linh kiện chủ động
a,   Linh kiện bán dẫn
    -   Diode

Điốt, chỉnh lưu, cầu chỉnh lưu
Điốt Zener: Điốt ổn áp.
Điốt Schottky: Điốt có tiếp giáp kim loại-bán dẫn và cho ra điện áp rơi phân cực thuận thấp
Varicap hay Varactor: Điốt biến dung dùng làm tụ điện.
LED (Light-emitting diode): Điốt phát sáng.
Photodiode: Điốt quang (cảm quang).
Laser: (LD)-laser diode- Điốt phát quang nhờ bức xạ cưỡng bức.
DIAC, Điốt Trigger (SIDAC) – thường dùng cho khởi SCR
   -    Transistor

Transistor: Transistor lưỡng cực, IGBT, Phototransistor.
Transistor hiệu ứng trường (FET, Field-effect transistor), MOSFET (Metal Oxide Semiconductor FET) kênh N hoặc P.
Thyristor: TRIAC, SCR
   -     Mạch tích hợp: IC Analog, IC Digital, Các module chế sẵn (module tần số, module hiển thị, module nguồn,…

b,  Quang điện tử, hiển thị:
Gồm có: Opto-Isolator, Optocoupler, Photocoupler, Neon (7 segment display, individual), LED (individual, starburst display, 7 segment display, dot matrix)
2.   Linh kiện thụ động:
a,  Điện trở
b,  Tụ điện
Tụ điện tích hợp
Tụ điện cố định: Tụ điện màng (film), Tụ điện gốm (Ceramic), Tụ điện mica, Tụ hóa tantali, Tụ hóa, Tụ polyme, ..
Tụ điện biến đổi: tụ thay đổi được điện dung..
Siêu tụ điện: Siêu tụ điện Li ion, Siêu tụ điện Nanoionic.
Varicap: Điốt bán dẫn làm việc ở chế độ biến dung.
c,   Cảm ứng từ điện: Cuộn cảm, điện trở cảm ứng điện, chấn lưu, nắn dòng, ampe kế hiệu ứng hall.
3.  Linh kiện điện cơ:
a,   Phần tử gốm áp điện: Ceramic resonator, Ceramic, Crystal (thạch anh), Microphone gốm, Còi gốm (Piezo buzzer).
b,   Đầu nối: Terminal, Socket, Screw terminal, Connector, Pin header, Terminal Blocks.
c,  Chuyển mạch, công tắc: Keypad, Limit switch, Switch – Manually, Footswitch, Công tắc thuỷ ngân, Công tắc lực ly tâm (Centrifugal switch), công tắc từ trường, Rơ le.
d,  Cầu chì, bảo vệ: Cầu chì, Chống sét (Lightning arrester), Circuit breaker.
Nếu như các bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về một loại linh kiên điện tử nào đó và cách hoạt động của nó thì hãy liên hệ tới NVTshop để nhận được sự hỗ trợ.

No comments :

Post a Comment

Có nhận xét mới