Thursday, September 24, 2015

CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA NỒI CƠM ĐIỆN CƠ

      Ở Việt Nam ta hiện nay thì chiếc nồi cơm điện được sử dụng nhiều nhất vẫn là loại nồi cơm điện cơ. Tuy loại nồi này ra đời đã vài chục năm nay nhưng vì thiết kế đơn giản lại hợp túi tiền người Việt lên nó vẫn chiếm lĩnh được thị trường. Việc hiểu biết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nồi cơm sẽ giúp bạn sử dụng nồi cơm điện đúng cách cũng như có thể tự sửa nồi cơm điện mỗi khi nó gặp trục trặc. Với nhiều năm kinh nghiệm sửa nồi cơm điện cho hàng ngàn khách hàng chúng tôi biết rằng rất ít chủ nhân biết cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện. Thật đáng tiếc là điều này có thể làm bạn phải mất công mang đến các hiệu sửa chữa dù chỉ là những lỗi rất nhỏ có thể tự sửa được. Vì lý do đó ngay bây giờ chúng tôi sẽ chỉ cho các bạn cấu tạo của nồi cơm điện cơ và nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện. Nào các bạn và tôi cùng khám phá và tìm hiểu nào.


Tiến hành bóc tem em nó phát
    
       Muốn tìm hiểu thiết bị nào thì ta cũng nên quan sát từ bên ngoài rồi đến bên trong, không ai có thể hiểu được từ trong ra ngoài ngay được đâu. Hằng ngày chúng ta sử dụng nó rất nhiều lên bên ngoài chắc cũng quá quen thuộc rồi. Ta đặt ngửa nó lên bàn phẫu thuật, tháo ốc vít ở đáy nồi ra rồi mở lắp đít ta sẽ được trông thấy cấu tạo nồi cơm điện sẽ như thế này:

CẤU TẠO CỦA NỒI CƠM ĐIỆN CƠ
       Em nó thật mỏng manh và đơn giản phải không các bạn. Tôi chỉ ước tâm lý con gái cũng dễ hiểu và đơn giản như cấu tạo của nồi cơm điện này thì hay biết mấy (cười phát, vì chưa bao giờ hiểu được phụ nữ). Nào, các bạn hãy nhìn những vị trí mà tôi đã khoanh vùng và đánh số nha, sau đó nhìn vào chú thích dưới đây để xem đó là những bộ phần gì:

 (1)Cần gạt: Đây là cái nẫy kim loại có cấu tạo như một chiếc đòn bẩy. Một đầu của nó thò ra ngoài vỏ và gắn nút nhựa (chính là cái nút chúng ta hay nhấn nồi cơm đấy)
(2) Tiếp điểm công tắc: Đóng vai trò như một công tắc 
(3) Đầu cực mâm nhiệt : Chính là cái mâm nhiệt ở đáy nồi cơm đấy, cấu tạo là một dây điện trở đốt nóng được đúc kín trên một mâm kim loại
(4) Ỏ cắm : Là nơi để cắm dây nguồn cấp điện cho nồi cơm điện
(5) Vỏ nồi trong: có chức năng định vị và ôm khít cái xoong 
(6) Công tắc từ cảm biến nhiệt: Khi chúng ta bỏ xoong vào trong nồi vẫn nhìn thấy một cái núm hình trụ ở giữa nồi có thể nhấn lên , nhấn xuống thì chính là nó đấy. Nó có nhiệm vụ nhận biết thời điểm cơm cạn nước.
(7) Dây đốt nóng phụ : Dây này sẽ có chức năng ủ ấm khi cơm chín và nhảy về nấc Keep warm
(8) Vỏ nồi ngoài: Định hình nên hình dạng cái nồi cũng như cách nhiệt giữa xoong với môi trường bên ngoài

Bóc tem và khám phá rồi thì phải hiểu nguyên lý hoạt động thôi 
   Khi cắm điện nguồn vào ổ cắm (4) thì nồi cơm điện đã có điện để sẵn sàng hoạt động. Ta nhấn nút nấu cơm, cần gạt (1) truyền chuyển động làm công tắc từ (6) bị nhấn lên và bị hút chặt bởi nam châm trong nó lên cần gạt được giữ nguyên vị trí dù ta có nhả tay ra. Khi cần gạt được giữ ở vị trí này thì tiếp điểm công tăc (2) chập vào nhau dẫn điện cho mâm nhiệt làm nóng nồi cơm. Khi cơm bắt đầu cạn nước và đến một nhiệt độ đủ để làm cơm chín thì công tắc từ (6) nhả chốt ra đẩy cần gạt (1) lên trên. Cần gạt bị đẩy lên trên tiếp tục tác động vào tiếp điểm công tắc (2) làm tiếp điểm này mở ra. Khi tiếp điểm này mở ra thì mâm nhiệt(3) được mắc nối tiếp với dây đốt nóng phụ (7) chuyển sang chế độ ủ cơm. Sở dĩ ở chế độ ủ nhiệt sinh ra ít hơn vì dây đốt nóng phụ có điện trở lớn lên dòng qua nó không cao, chỉ đủ làm ấm nồi thôi. Như vậy có nghĩa là mặc định khi chưa nhấn nấu thì nồi cơm điện cơ được thiết kế luôn ở chế độ ủ và làm ấm nồi vì thế nếu không có thức ăn trong nồi thì chúng ta rút dây nguồn ra để tiết kiệm điện


Tài liệu kiểm giúp bạn trở thành người sửa nồi cơm điện chuyên nghiệp

Để trở thành người sửa chữa giỏi thì quan trọng nhất là kỹ năng kiểm tra linh kiện điện tử. Bạn có thể tham khảo bộ tài liệu này để trở thành người chuyên nghiệp trong kỹ thuật sửa chữa thiết bị điện tử gia dụng
--> Trở thành chuyên gia về kiểm tra linh kiện điện tử bán dẫn



Kết luận 
    
        Khi bạn đã hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện cơ thì bạn có thể sửa được nồi cơm điện một cách dễ dàng. Quan trọng hơn là nó là nền tảng để bạn có thể --> sửa nồi cơm điện tử một cách chuyên nghiệp. Các bài viết khác về sửa chữa của chúng tôi:
    
  Nếu các bạn muốn tìm hiểu chi tiết về bếp từ thì có thể đọc bài này 

----> TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬA BẾP TỪ CHUYÊN SÂU 


     Tôi đã giành thời gian và công sức để bóc tem một em màu hồng xinh xắn và giải phẫu em nó cho các bạn hiểu được cấu tạo của nồi cơm điện cơ cũng như nguyên lý hoạt động của em nó. Nếu bạn cảm thấy có ích thì hãy chia sẻ cho bạn bè hoặc để lại nhận xét dưới bài viết coi như là một nguồn động viên tinh thần cho chúng tôi. Và nhớ rằng khi chia sẻ lên website khác các bạn nhớ ghi rõ nguồn www.bachkhoadientu.com nha. Chúc các bạn thành công, thân ái!!

               ĐIỆN TỬ NVT -  BÁC SĨ ĐIỆN TỬ CHO GIA ĐÌNH BẠN 

6 comments :

  1. bên bạn có sơ đồ nồi cơm điện tử không

    ReplyDelete
  2. cam on ban rat nhieu. rat huu ich

    ReplyDelete
  3. Bài viết "hình như" còn thiếu nhỉ,nồi cơm điện cơ nào cũng có sensor cảm biến nhiệt,vậy nó đâu??

    ReplyDelete
  4. cho hỏi là mình đấu (7) trực tiép thì sao nhỉ.vẫn nấu bt

    ReplyDelete
  5. Cho mình hỏi tại sao nồi cơm mình chuyển sang đèn vàng vẫn còn nóng lắm ạ để 1 hồi là cháy luôn cơm

    ReplyDelete

Có nhận xét mới