Wednesday, November 29, 2017

Khái niệm về điện tử căn bản cho người học điện tử

Lĩnh vực điện tử đang là một trong số những “từ khóa” HOT nhất hiện nay, được rất nhiều người tìm kiếm, tìm hiểu. Để giúp mọi người có cái nhìn trực quan về điện tử, các thiết bị điện tử, điện tử NVT sẽ tập trung vào việc áp dụng điện tử trong thực tế, kỹ năng thực hành. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp cho các bạn mới bắt đầu học điện tử có thể tiếp cận, học hỏi một cách dễ dàng hơn.


Để bắt đầu với lĩnh vực điện tử hay bất kỳ một lĩnh vực nào đó thì việc đầu tiên chúng ta cũng cần xây dựng một nền tảng vững chắc để làm cơ sở, từ đó mà phát triển sau này. Trước tiên, bạn cần nắm được những khái niệm cơ bản của điện học trước khi đề cập tới vấn đề điện tử và các linh kiện ứng dụng của nó.
1. Khái niệm về dòng điện
Một dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện (các electron) qua các dây dẫn và các linh kiện điện tử. Một ví dụ đơn giản để bạn có thể hình dung sự chuyển dời của các hạt mang điện electron này giống như quá trình chảy của một dòng nước qua ống dẫn nước. Nước là dòng chuyển dời của các phân tử nước trong các ống dưới tác động lực đẩy của máy bơm nước thì dòng điện chính là sự chuyển dời trong các dây dẫn dưới tác động của nguồn pin.

Như đã biết các hạt cùng dấu thì đẩy nhau, các hạt trái dấu thì sẽ hút nhau. Cụ thể là các hạt mang điện tích cùng âm hoặc cùng dương sẽ đẩy nhau. Ngược lại, các hạt mang điện tích trái dấu thì hút lẫn nhau. Vì vậy mà một nguồn pin sẽ có hai cực. Cực dương sẽ hút các electron về phía nó và cực âm sẽ đẩy các electron đi vào trong dây dẫn. Do đó các electron sẽ chuyển dời theo một hướng xác định, tạo thành một vòng kín, đó chính là dòng điện.
Nếu như dòng điện này có chiều không đổi thì được gọi là dòng một chiều. Còn trường hợp, hai cực của nguồn pin tuần tự đổi cực tính (từ dương chuyển sang âm và từ âm sang dương) thì lúc này dòng điện trong dây dẫn cũng sẽ lần lượt đổi chiều tương ứng, tạo nên dòng điện xoay chiều.
2. Khái niệm về điện áp (hiệu điện thế)

Điện áp là giá trị chênh lệch điện thế giữa hai điểm. Cũng tương tự như với dòng điện, điện áp cũng có 2 loại là điện áp một chiều và điện áp xoay chiều. Điện áp một chiều là sự chênh lệch điện thế giữa 2 điểm mà ở đó sự chênh lệch điện thế tạo ra các dòng điện một chiều. Điện áp xoay chiều sẽ tương ứng với trường hợp có sự thay đổi liên tục về cực tính giữa hai điểm và điều này là nguyên nhân tạo ra sự thay đổi của chiều dòng điện.
3. Các định luật cơ bản
a, Định luật Ohm
Một trong các định luật cơ bản nhất trong điện học là định luật Ohm (Ôm) và nó được biểu diễn bởi công thức: U=I.R
Trong đó:
U là hiệu điện thế giữa 2 đầu điện trở, được đo bằng Vôn (ký hiệu V).
   I là cường độ dòng điện đi qua điện trở, được đo bằng Ampe (ký hiệu A).
   R là điện trở được lắp trong mạch (được đo bằng Ôm, ký hiệu Ω).
   b, Điện năng
Khi dòng điện chạy qua các thiết bị khiến cho các thiết bị hoạt động, như vậy dòng điện đã sinh ra công. Và công của dòng điện gọi là điện năng, ký hiệu là W.
Công thức tính điện năng là: W = U.I.t
     Trong đó:  

      W là điện năng, được tính bằng June (J)
      U là điện áp tính bằng Vôn (V)
      I là dòng điện, được tính bằng Ampe (A)
      t là thời gian, tính bằng giây (s)
c,  Công suất
Công suất của dòng điện chính là điện năng tiêu thụ trong một giây và được tính bởi công thức:
P = W / t = (U. I .t ) / t = U .I
Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp ích được bạn trong quá trình tìm hiểu kiến thức về điện nhé.


No comments :

Post a Comment

Có nhận xét mới