Thursday, August 31, 2017

Thyristor là gì ? Công dụng của thyristor trong mạch điện

       Thyristor là gì ? Chắc hẳn với những người mới bắt đầu học điện tử sẽ đi tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi này. Thyristor là một trong những linh kiện bán dẫn được sử dụng rất nhiều trong các bo mạch điện tử điều khiển. Công dụng của thyristor là gì và cách sử dụng thyristor như thế nào trong các mạch điện tử ứng dụng ? Tất cả những câu hỏi đó về thyristor sẽ được chúng tôi trình bày ngắn gọn trong bài viết này.
Một thyristor trong thực tế
Thyristor là gì
       Thyristor là một linh kiện bán dẫn ba chân có  vai trò như một khóa điện tử có điều khiển. Một thyristor sẽ có 3 chân lần lượt là Anot, Katot và cực điều khiển G. Trong đó Thyristor chỉ cho phép dẫn điện từ Anot sang Katot khi cho một dòng điện kích thích vào chân G.
Các chân đầu ra của một thyristor.
Ký hiệu của một thyristor khá giống một diode nhưng chúng có thêm một cực điều khiển G như hình dưới đây

Thyristor và ký hiệu trong mạch điện
     Có thể coi thyristor như một diode có điều khiển. Để biết rõ hơn về diode bạn có thể đọc bài viết này
" Diode là gì ? " . Một diode thông thường sẽ cho phép dòng điện đi qua từ A sang K  khi điện thế tại A lớn hơn điện thế tại K , với một Thyristor thì vẫn phải đảm bảo điều kiện đó và cần thêm một điều kiện nữa đó là phải kích thích một dòng điều khiển đi vào chân G.

Thyristor hoạt động như thế nào

     Để hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của một thyristor thì chúng ta hãy phân tích và tìm hiểu một mạch điện cơ bản như dưới đây.

nguyen ly hoat dong cua thyristor
Mạch điện thyristor cơ bản
     Theo như sơ đồ trên các bạn sẽ thấy sw2 là một nút nhấn thường đóng, còn sw1 là một nút nhấn thường mở.  Một nguồn điện sẽ cấp cho một bóng đèn thông qua một Thyristor được kết nối như trên sơ đồ. Ở trạng thái bình thường thì bóng đèn luôn được cấp nguồn thông qua sw2 nhưng không sáng vì thyristor không dẫn. Muốn bóng đèn sáng thì các bạn cần phải nhất nút sw1 để cho một dòng điện đi qua trở 560 ôm vào chân G của thyristor. Khi nhấn sw1 thì Thyristor sẽ cho dòng điện đi từ A sang K làm kín mạch và bóng điện sáng. Đặc điểm của thyristor là có khả năng tự giữ dòng điện kể cả khi bạn nhả sw1 không cho dòng kích thích vào chân G nữa. Điều đó có nghĩa là bạn chỉ cần nhấn sw1 một lần thì thyristor đã dẫn dù nhả sw1 ngay sau đó. Muốn ngắt bóng đèn hay dòng điện qua thyristor thì bạn chỉ cần nhấn sw2 để hở  nguồn cấp là được. Từ đó chúng ta sẽ thấy một điều quan trọng khi sử dụng Thyristor đó là khả năng tự duy trì dòng dẫn khi chỉ cần một dòng kích thích trong thời gian ngắn, khi thyristor được kích dẫn thì nó có khả năng tự duy trì dòng dẫn đó.  Muốn ngắt dòng qua thyristor chỉ có cách ngắt nguồn cấp cho nó.

Thyristor được ứng dụng ở đâu? 

      Chính nhờ đặc điểm tự duy trì dòng dẫn khi được kích thích trong thời gian ngắn nên thyristor được ứng dụng rất nhiều trong mạch điện bảo vệ quá dòng, quá áp hoặc các hệ thống báo động.... Ngoài ra nhờ khả năng điều khiển dòng điện thông qua cực G lên Thyristor còn được sử dụng nhiều trong các mạch điện điều áp một pha, điều áp ba pha.
thyristor trong dieu ap 3 pha
Thyristor trong mạch điều áp 3 pha
thyristor dieu ap mot pha
Thyristor trong mạch điều áp một pha

   Nhìn bên ngoài một thyristor có thể rất giống những linh kiện bán dẫn 3 chân khác như transistor , triac , diode hoặc ic ổn áp. Tuy nhiên bạn có thể dựa vào mạch điện kết nối cũng như ký hiệu của Thyristor là SCR để phân biệt với các linh kiện khác. 

No comments :

Post a Comment

Có nhận xét mới