Friday, April 1, 2016

Phân tích mạch nguồn nuôi bên trong bếp từ

Khối mạch nguồn nuôi bên trong các thiết bị điện tử là một trong khối mạch rất quan trọng, có nhiệm vụ biến đổi điện áp xoay chiều 220V thành các cấp điện áp một chiều nhỏ hơn như 3,3V, 5V, 9V, 12V, 18V.. cung cấp cho các linh kiện điện tử hoạt động. Trong bếp từ thì khối mạch nguồn có nhiệm vụ biến đổi điện áp xoay chiều 220V thành hai mức điện áp một chiều chính đó là 5V cung cấp cho vi xử lý và 18V cấp cho quạt điện cũng như tầng kích IGBT.
 Trong bài viết này với kinh nghiệm sửa bếp từ tại nhà cho hàng ngàn khách hàng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cùng tìm hiểu khối mạch nguồn nuôi bên trong bếp từ một cách chi tiết.


1) Nhận biết khối nguồn nuôi bếp từ trên bo mạch chính

Hầu hết các bếp từ hiện đại đều thiết kế khối nguồn nuôi với kiểu dạng nguồn xung. Đây là một dạng mạch nguồn thể hiện tính ưu việt vì hiệu suất cao, nhỏ gọn và dễ dàng điều khiển. Nhìn vào bảng mạch điện tử ta rất dễ dàng nhận thấy khối nguồn nuôi bên trong bảng mạch như hình dưới đây.




2) Cấu tạo của khối nguồn xung bên trong bếp từ




Với hầu hết các dạng mạch nguồn xung bên trong bếp từ thì cấu tạo chi tiết mạch nguồn sẽ giống với hình 16 . Để nhận biết chính xác các thành phần , linh kiện có trong khối mạch nguồn thì độc giả hãy chú ý những gì tôi viết dưới đây, bao gồm cả hình ảnh chi tiết một số linh kiện phổ biến thuộc khối nguồn bên trong bếp từ. Thông thường các linh kiện điện tử thuộc khối mạch nguồn bao gồm:

- IC nguồn:: Đây là một linh kiện kích xung dao động cho biến áp xung . Các IC nguồn thông dụng bên trong bếp từ được sử dụng như Viper12A, Viper22A, THX201, THX 202, THX203, FSD200, AP8012, …Ký hiệu của IC trên sơ đồ và board mạch là U, IC
IC nguồn xung
IC  nguồn bên trong bếp từ



- Biến áp xung: Đây là một linh kiện rất quan trọng của khối nguồn nuôi. Nó bao gồm 2 cuộn dây độc lập quấn trên một lõi ferit. Hầu hết các bếp từ có biến áp được quấn một lớp cách điện màu vàng hoặc màu xanh bên ngoài lõi ferit như hình dưới đây. Tên ký hiệu của biến áp xung trong sơ đồ nguyên lý và bảng mạch in là T ( viết tắt của transformer)



bien ap xung bep tu
Biến áp xung bên trong bếp từ

Cách kiểm tra biến áp xung: Thông thường một biến áp xung tốt là hai cuộn dây cách điện với nhau, các vòng dây trong mỗi cuộn không bị đứt hoặc chập. khoảng 99 % các bếp từ bị lỗi nguồn không liên quan đến biến áp. Khi biến áp hư thông thường là do nước vào ẩm ướt hoặc đứt cuộn dây. Muốn kiểm tra biến áp xung ta vặn đồng hồ vạn năng về thang đo thông mạch hoặc thang đo Ôm. Nếu đồng hồ báo thông mạch hoặc có một giá trị điện trở nhỏ thì biến áp còn tốt và ngược lại.

- Điode chỉnh lưu: Là một linh kiện quan trọng có nhiệm vụ biến đổi điện áp xoay chiều thành điện áp một chiều tích vào các tụ điện phân cực. Trên mạch bếp từ có hai loại điode chỉnh lưu ở khối nguồn đó là chỉnh lưu điện áp cho cuộn sơ cấp và diode chỉnh lưu ở cuộn thứ cấp máy biến áp. Về mặt hình dáng thì chúng giống nhau nhưng thông số thì khác nhau. Các diode chỉnh lưu cho cuộn sơ cấp thường dùng là 1n4007, cho cuộn thứ cấp là FR107 ...Các tên ký hiệu của diode trên sơ đồ và bảng mạch là D

Diode chinh luu ben trong bep tu
Diode chỉnh lưu bên trong bếp từ


-Tụ điện lọc nguồn phân cực : Là một linh kiện có nhiệm vụ tích trữ điện năng một chiều . Trong mạch nguồn xung cần để ý 2 tụ nguồn quan trọng đó là tụ điện nguồn phần nguồn sơ cấp biến áp ( phổ biến là tụ 4.7uF-400V và tụ 10uF-400V) , tụ điện phần nguồn thứ cấp phổ biến là tụ 25V -220uF, 25V-100uF. Tên ký hiệu của tụ trên sơ đồ và bảng mạch in là C
tu dien loc nguon bep tu
Tụ điện lọc nguồn bếp từ

- Diode ổn áp ghim áp tại đầu ra biến áp: Đây là một diode có chức năng đặc biệt. Nó có khả năng ghim một điện áp đầu ra ổn định ở cuộn thứ cấp biến áp xung. Thông thường diode ghim này sẽ được đấu chân Anot với chân 3 của IC Viper12A và chân Katot của diode sẽ được đấu với một diode xung 1n4148 đến chân Katot của diode chỉnh lưu bên thứ cấp tôi đã nói ở phần trên. Tên ký hiệu của điode ghim là DZ, DW
diode ghim 18V ben trong bep tu
Diode ổn áp 18V thuộc khối nguồn bếp từ


- IC ổn áp:
Để tạo ra được 5V ổn định cho vi xử lý hoạt động thì nguồn xung cần một linh kiện làm nhiệm vụ này. IC ổn áp được sử dụng phổ biến bên trong bếp từ thường được biết đến với tên gọi là 7805 hoặc 78L05.
IC on ap 7805 thuoc khoi nguon bep tu
IC ổn áp 7805 bên trong bếp từ

  Như vậy qua bài viết này tôi đã cung cấp cho các bạn biết các thành phần thuộc khối nguồn nuôi trong bếp từ một cách chi tiết. Với kinh nghiệm dạy cách sửa bếp từ cho rất nhiều học viên tôi biết rằng khối nguồn bên trong bếp từ là một khối mạch rất quan trọng đối với sự hoạt động ổn định của bếp. Các bạn nắm rõ khối nguồn nuôi là xem như sửa được 40% các sự cố của bếp điện từ. Chúc các bạn thành công!

Tác giả bài viết: Kỹ sư điện tử thực dụng Nguyễn Vĩnh Thắng





No comments :

Post a Comment

Có nhận xét mới