Friday, September 11, 2015

Các bộ phận chính bên trong một amply

       Nhiều người chơi nhạc chỉ quan tâm đến chất lượng âm thanh của một amply mà không chú ý đến cấu tạo cơ bản của nó lên mỗi khi nó "trúng gió" thì lại không biết xử lý ra làm sao. Đã là người chơi âm thanh chuyên nghiệp thì cõ lẽ lên tìm hiểu sơ qua về nó một chút để tự mình chữa được những bệnh vặt thông thường. Thứ hai khi mình hiểu rõ về nó rồi thì khi đem đến các trung tâm sửa chữa cũng dễ nói hơn với người ta. Nào các bạn, hãy cùng chúng tôi  tìm hiểu và khám phá các bộ phận của một máy tăng âm nhé.


        Để bước vào tìm hiểu nó chúng ta hãy quan sát nó từ bên ngoài vào. Cũng giống như tìm hiểu một người con gái vậy chúng ta không thể đi sâu vào bên trong tâm hồn cô ấy nếu như không hiểu những gì cô gái thể hiện bên ngoài. Hãy quan sát kỹ rồi từ từ bóc lớp áo ngoài đó ra bằng tuốc nơ vit  để xem bên trong có gì nhé.
1) Biến áp nguồn


       Biến áp nguồn là một bộ phận có giá trị nhất đối với amply về mặt kinh tế. Kích thước của biến áp nguồn tỉ lệ thuận với công suất ghi trên amply. Biến áp càng to thì amply ấy công suất càng lớn. Với những sản phẩm âm thanh cao cấp thì biến áp nguồn cũng có vai trò quan trọng với chất lượng âm thanh thông qua độ ổn định nguồn điện và khả năng chống nhiễu của nó. Phổ biến với tất cả amply thì biến áp nguồn có nhiệm vụ biến đổi điện lưới 110V, 220V xuống điện áp thấp hơn khoảng 30-->50VAC rồi qua thiết bị chỉnh lưu và tụ lọc ra điện áp một chiều đói xứng.

2) Tụ lọc nguồn

      Đối với người thiết kế âm thanh thì những chiếc tụ nguồn này có vai trò rất quan trọng đối với một amply. Tụ nguồn có vai trò làm ổn định điện áp và cũng là kho dự trữ năng lượng điện cho toàn bộ thiết bị điện tử bên trong amply hoạt động. Khi tụ này yếu sẽ làm amply bị méo tiếng hay có những tiếng ù rất trầm trọng còn khi tụ này bị chập thì cầu diode sẽ chết dẫn đến cầu chì nguồn nuôi bị đứt và amply hoàn toàn bị mất điện. Trong trường hợp này hãy mang ngay chiếc amply của bạn đến trung tâm sửa amply uy tín    để được sửa chữa kịp thời.

3)  Mạch điện tử công suất  






      Một amply stereo sẽ có hai mạch điện tử công suất như trên hình. Mỗi một bên sẽ làm nhiệm vụ khuếch đại cho một loa. Mạch điện tử công suất là một trong những bộ phận quan trọng nhất của một amply. Các nhà sản xuất đầu tư rất nhiều để thiết kế ra những mạch khuếch đại có độ trung thực cao nhất, ít nhiễu nhất và chống méo tốt nhất có thể. Theo kinh nghiệm của NVT với nhiều năm sửa amply Denonsửa amply Sansui  thì mạch điện tử công suất hay gặp hỏng hóc nhất. Hầu hết các lỗi trên amply xảy ra trên mạch này vì nó có nhiệt độ hoạt động khá cao, các linh kiện sẽ mau hỏng hóc hơn các phần khác. Việc sửa chữa mạch điện tử công suất không phải việc đơn giản với người không có chuyên môn. Nếu không có một chút kiến thức nào về điện tử thì các bạn không nên tự ý sửa chữa mà hãy mang đến một trung tâm sửa chữa điện tử uy tín.

      Đó là các bộ phận chính trên một amply và cũng là những bộ phận quan trọng nhất của nó. Nếu các bạn muốn hiểu rõ hơn, chi tiết hơn thì xin liên hệ trung tâm kỹ thuật điện tử NVT để được tư vấn miễn phí. Để hiểu rõ hơn các lỗi thường gặp trong amply thì các bạn có thể đọc bài viết này
" Những lỗi thường gặp khi sử dụng amply".


TRUNG TÂM KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ NVT



2 comments :

  1. Nếu bạn gặp bất cứ sự cố nào về amply, thiết bị điện tử thì hãy để lại nhận xét hoặc gọi gay cho chúng tôi để được tư vấn miến phí!

    ReplyDelete
  2. Cho Tôi xin hỏi Âm ly tôi dùng cứ bật công tắc lên là cháy cầu chì mặc dù tôi rút hết dây loa ra...Cho tôi dc biết lý do...cin chân thành cảm ơn nhiề ạ.!

    ReplyDelete

Có nhận xét mới